0988940068
Tầng 14, Việt Á Tower, số 9 P. Duy Tân, P, Cầu Giấy, Hà NộiGiỏ hàng Đăng nhậpĐăng ký

CRM là gì? Top 21 phần mềm crm tốt nhất hiện nay

CRM là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp để có thể tương tác với khách hàng, và từ đó tăng trải nghiệm khách hàng với những chiến dịch của mỗi doanh nghiệp mang lại chuyển đổi cao hơn.

Nếu bạn đang muốn kinh doanh online hay chuyển đổi số. Bạn cần phải tìm hiểu CRM ngay bây giờ.

Hãy cùng tìm hiểu về CRM cùng mình và áp dụng để thu hút và chuyển đổi khách hàng cao hơn

Nội dung bài viết

  1. CRM là gì? Sứ mệnh ra đời của CRM
  2. Chức năng chính của CRM
  3. Những ai nên sử dụng CRM?
  4. 4 lợi ích của CRM khi áp dụng trong doanh nghiệp
    1. 1. Đối với khách hàng
    2. 2. Đối với doanh nghiệp
    3. 3. Đối với nhà quản lý
    4. 4. Đối với nhân viên kinh doanh
  5. Thời điểm thích hợp nào để áp dụng hệ thống CRM?
    1. Năm sai lầm điển hình khi áp dụng CRM vào doanh nghiệp
    2. 1.Sai lầm khi ảo tưởng về một hệ thống hoàn toàn tự động
    3. 2.Sai lầm khi lãnh đạo không quyết tâm thay đổi
    4. 3.Chọn sai giải pháp
    5. 4.Lựa chọn sai nhà cung cấp
    6. 5.Khó sử dụng với người dùng cuối
  6. Phần mềm CRM nào tốt?
  7. TOP 10 phần mềm CRM tốt nhật hiện nay ở Việt Nam
    1. 1. CRMVIET
    2. 2. Phần mềm quản lý khách hàng SINNOVA CRM
    3. 3. Phần mềm genCRM
    4. 4. Online CRM
  8. TOP 10 phần mềm CRM tốt nhật hiện nay trên Thế Giới
    1. 1.Phần mềm HubSpot
    2. 2. Phần mềm Salesforce.
    3. 3. Phần mềm ZOHO CRM.
    4. 4. Phần mềm CRM Microsoft Dynamics.
    5. 5. Phần mềm Insightly CRM.
    6. 6. Phần mềm Sugar CRM.

CRM là gì? Sứ mệnh ra đời của CRM

CRM được viết gọn từ tên tiếng anh: “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản lý quan hệ khách hàng.

CRM được ra đời từ ý tưởng sử dụng công nghệ nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển mối quan hệ gắn bó với khách hàng; tìm ra chiến lược tiếp cận phù hợp nhằm biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng, rồi thành nhóm khách hàng thân thiết.

Điều quan trọng là: CRM giúp bạn gửi đúng thông điệp đến đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Tạo nên sợi dây kết nối khách hàng với công ty của bạn.

Nhờ sự trợ giúp đắc lực của CRM, doanh nghiệp có thể:

  • Mang tới cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất
  • Tìm kiếm và đưa về nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng
  • Đơn giản hóa quá trình tiếp thị và bán hàng
  • Giúp cho bộ phận bán hàng làm việc và chốt sale nhanh chóng hiệu quả
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng có thể hạn chế những phản hồi tiêu cực, tăng các phản hồi tích cực.
  • Giúp cho 3 bộ phận Marketing, Sale và Support phối hợp với nhau làm việc hiệu quả.
  • Giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp từ các nhóm khách hàng thân thiết
  • Ghi sâu hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động nhắn tin gửi lời chúc nhân các dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ,…
  • Chức năng chính của CRM

    • Lead: Được hiểu là Tiềm năng. Nó giúp bạn quản trị Khách hàng tiềm năng từ đó có thể tìm kiếm cơ hội và chuyển họ thành khách hàng. Một số phần mềm ghép nó chung với chức năng Khách hàng.
    • Customer (Một số phần mềm gọi thành phần này là Contact, Organization (dành cho doanh nghiệp B2B) , Account…): Đây là chức năng giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng của doanh nghiệp.
    • Potentials (Một số phần mềm gọi thành phần này là Opportunity): Chức năng giúp bạn quản trị các cơ hội của từng khách hàng. Mỗi cơ hội bao gồm nguồn tạo ra cơ hội; giai đoạn (giai đoạn bán hàng) và tất cả lịch sử của nó. Khi lần đầu bạn sử dụng CRM, bạn sẽ thấy trước đây nhiều cơ hội bị bỏ quên.
    • Quản lý công việc: Chức năng sẽ là người trợ giúp cho bạn làm việc thông minh hơn. Khi bạn có lượng lớn khách hàng, bạn sẽ không nhớ được hết công việc cần làm, CRM sẽ nhắc bạn.

    Ngoài ra CRM còn nhiều chức năng khác tùy thuộc vào đặc thù từng loại hình doanh nghiệp như: Quản lý hóa đơn, Quản lý nhà cung ứng (sản xuất); Deal; Quản lý tài liệu; Các kênh tương tác như email và điện thoại…

Những ai nên sử dụng CRM?

Câu trả lời ngắn gọn là bất kỳ công ty nào muốn duy trì mối quan hệ với khách hàng của họ đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng hệ thống CRM. Cụ thể hơn, có hai nhóm công ty thường sẽ phù hợp sử dụng CRM:

  • Các công ty B2B (Business to customer), thường cần theo dõi khách hàng tiềm năng và khách hàng có chu kỳ bán hàng dài và thông qua nhiều giai đoạn của quy trình bán hàng (ví dụ: một công ty phần mềm, công ty tuyển dụng)
  • Các công ty B2C bán các sản phẩm/ dịch vụ mà giá trị đơn hàng lớn, khách hàng cần thời gian để đưa ra quyết định (ví dụ: trang sức, dịch vụ thiết kế, bảo hiểm, bất động sản)

Cũng có rất nhiều những Doanh nghiệp không thuộc 2 nhóm trên không cần thiết sử dụng CRM, nhưng vẫn có thể có được giá trị từ việc sử dụng hệ thống CRM. Nói cách khác, để xem xét liệu hệ thống CRM có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn hay không là hãy suy nghĩ đến những khó khăn mà hệ thống CRM có thể giải quyết:

  • Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu duy trì một danh sách thông tin về khách hàng tiềm năng? Thông tin này có cần tổng hợp ở nhiều nguồn khác nhau không?
  • Khách hàng của bạn có thường xuyên tương tác nhiều với thành viên trong đội ngũ của bạn hay không? Làm thế nào để mọi người theo dõi cuộc trò chuyện với bất kỳ khách hàng nào đã rời đi?
  • Bạn có cần cách để hiểu rõ hơn về năng suất đội ngũ bán hàng của mình không? Đội ngũ bán hàng của bạn có một quy trình cấu trúc cho họ làm theo không?

Nếu bạn trả lời “có” đến một hay nhiều hơn những câu hỏi trên, cơ hội doanh nghiệp của bạn có thể hưởng lợi từ hệ thống CRM.

4 lợi ích của CRM khi áp dụng trong doanh nghiệp

Tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp, việc ứng dụng phần mềm vào trong công việc quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng vẫn chưa được quan tâm và đầu tư. Chính việc doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM) nên dẫn đến những bất cập trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số những thực trạng và bất cập trong các doanh nghiệp hiện nay:

  • Dữ liệu về thông tin khách hàng thường được lưu trữ chủ yếu trên giấy tờ, Excel hoặc Word.
  • Việc sử dụng, tra cứu, tham khảo các số liệu gặp khó khăn.
  • Tăng chi phí khi lưu trữ hồ sơ bằng văn bản: chi phí giấy tờ, chi phí in ấn…..
  • Số liệu lưu trữ bằng Word, Excel có độ an toàn không cao, rất dễ có khả năng mất thông tin và bị hỏng do virus máy tính.
  • Việc tạo lập, đưa ra các báo cáo đột xuất hoặc báo cáo phân tích tổng hợp khó thực hiện và tốn nhiều thời gian, nhân lực.
  • Việc chia sẻ thông tin chưa nhanh chóng và hiệu quả.
  • Khó khăn trong việc sắp xếp, lên kế hoạch thực hiện công việc
  • Không duy trì tính liên tục trong kinh doanh khi có sự thay đổi về nhân sự

CRM ra đời là nhằm giải quyết các vấn đề bất cập và khó khăn của doanh nghiệp đang gặp phải. Là một công cụ lao động mang tính công nghệ cao, CRM không đơn thuần chỉ là sự ghi nhận thông tin khách hàng mà còn là một hệ thống tổng thể giúp các nhà quản trị theo dõi toàn bộ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy phần mềm CRM mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn:

1. Đối với khách hàng

  • CRM cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng khi sẵn sàng chăm sóc khách hàng với những dịch vụ tốt nhất được đưa ra dựa trên sở thích cũng như mong muốn của khách hàng. Góp phần thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
  • Khách hàng cũ của bạn cảm thấy những gì liên quan đến yêu cầu và mục đích của họ được bạn quan tâm một cách nghiêm túc như: Ngày sinh, Sở thích, Nhu cầu…

2. Đối với doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có thể lưu trữ thông tin về khách hàng của họ, những thông tin này luôn là những thông tin cần thiết để một doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích và từ đó tìm ra cơ hội kinh doanh với khách hàng.
  • CRM giúp doanh nghiệp giữ khách và lòng trung thành của khách hàng được nâng cao.
  • CRM giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng, lắng nghe ý kiến khách hàng, dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai.
  • Giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. CRM là công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tập trung nhất.
  • Giảm chi phí – Tăng lợi nhuận
  • Giảm thiểu các phần mềm ứng dụng khác chồng chéo và không thống nhất, gây khó khăn trong việc sử dụng và và tốn chi phí đầu tư

3. Đối với nhà quản lý

  • Giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. CRM là công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tập trung nhất.
  • Giúp doanh nghiệp so sánh tình hình kinh doanh từ quá khứ hiện tại và dự đoán tương lai. Doanh nghiệp dễ dàng phát hiện những khó khăn, những rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp.
  • CRM cũng giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh và hiệu quả công việc của từng nhân viên.
  • Thiết lập, quản lý và theo dõi tất cả các thông tin về chiến dịch sao cho hiệu quả nhất.

4. Đối với nhân viên kinh doanh

  • CRM còn là một môi trường làm việc hết sức lý tưởng, CRM tạo ra một trường làm việc hết sức tập trung và chia sẻ tốt thông tin dựa trên dữ liệu về khách hàng đã được lưu trữ.
  • CRM cho phép nhân viên quản lý thời gian và công việc hiệu quả, đồng thời giúp nhân viên quản lý và nắm rõ thông tin của từng khách hàng tiềm năng và khách hàng để có thể liên hệ và chăm sóc kịp thời tạo uy tín cho khách hàng và giữ chân khách hàng lâu dài.
  • Giảm nhầm lẫn – Tăng hiệu quả
  • Giảm giờ làm – tăng hạnh phúc
  • CRM giúp bố trí, sắp xếp lên lịch làm việc để tránh trùng lặp thời gian
  • CRM cho phép quản lý và theo dõi các cuộc gọi điện thoại trong công ty, giúp đặt được kế hoạch vào những thời gian nào cần gọi cho ai, gọi trong bao lâu và bạn đã thực hiện chưa hay đã quên mất…

Thời điểm thích hợp nào để áp dụng hệ thống CRM?

Nếu bạn đã quyết định rằng một hệ thống CRM có thể áp dụng vào công ty của bạn trong tương lai, thì câu hỏi hợp lý tiếp theo là khi nào?. Nhiều công ty bắt đầu với lượng khách hàng nhỏ, lưu trữ những khách hàng tiềm năng của họ trong công cụ email và danh sách khách hàng của họ trong bảng tính. Điều này hoạt động tốt trong một thời gian, nhưng tại một thời điểm nhất định, mọi thứ bắt đầu bị phá vỡ bởi vì:

  • Việc quản lý dữ liệu trở nên khó khăn trong cấu trúc phẳng như bảng tính khi nó phát phát triển lên (ví dụ: hình dung mối quan hệ giữa những địa chỉ liên hệ, các công ty, cơ hội bán hàng,..).
  • Quản lý dữ liệu của bạn trên nhiều nơi khác nhau làm cho quá trình đó trở nên cồng kềnh, phức tạp và làm chậm đội ngũ của bạn (ví dụ: đăng nhập vào công cụ email để tìm địa chỉ email người liên lạc, công cụ kế toán của bạn để xem doanh thu mà nó liên kết, bảng tính để tìm hiểu những trạng thái gì nó đặt bên trong,..)
  • Một nhân viên nghỉ việc, kết quả là mất dữ liệu (ví dụ: một đại diện bán hàng nghỉ việc, đã bỏ ngang tất cả các giao dịch mà anh ta đang thực hiện, khiến bạn không cách nào có thể giữ thông tin các giao dịch từ việc nghỉ ngang của anh ta.)

Nói tóm lại, câu trả lời cho hầu hết các công ty khá đơn giản, mặc dù bạn có thể quản lý trong một thời gian mà không cần hệ thống CRM, nhưng áp dụng hệ thống CRM sớm hơn thường sẽ tốt hơn là đợi đến khi bạn cảm thấy nỗi đau cần một giải pháp cho tình trạng hiện tại để doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn.

Năm sai lầm điển hình khi áp dụng CRM vào doanh nghiệp

Theo Gartner, 70% các dự án được triển khai tại những thị trường phát triển đã không đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Nguyên nhân do đâu? Dưới đây là những nguyên nhân bạn cần biết.

1.Sai lầm khi ảo tưởng về một hệ thống hoàn toàn tự động

Doanh nghiệp nghĩ rằng, CRM là một hệ thống hoàn toàn tự động, giúp thay thế vai trò của con người. Cứ áp dụng là tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Không phải thế, phần mềm CRM đưa hoạt động kinh doanh của bạn thành quy trình, tự động hóa ở một số bước và vai trò chính vẫn là con người.

2.Sai lầm khi lãnh đạo không quyết tâm thay đổi

Người điều hành doanh nghiệp là người quyết định doanh nghiệp phát triển hay suy thoái. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài cần người lãnh đạo có tầm nhìn, có sức ảnh hưởng và dám thay đổi.

Ví dụ từ Nokia, Kodak là những bài học kinh điển bạn có thể thấy.

 

Vì thế, người điều hành phải luôn đi đầu, mạnh dạn thay đổi mô hình kinh doanh cũ, áp dụng cái mới, động viên và đôn đốc nhân viên cùng thực hiện.

3.Chọn sai giải pháp

Chọn sai giải pháp là lí do điển hình tiếp theo khiến việc triển khai CRM thất bại. Không phải cứ chọn hệ thống lớn là tốt nhất, vì tốt nhất hay không nó phải thực tế. Saleforce là phần mềm nổi tiếng nhưng không phù hợp với tất cả mọi doanh nghiệp.

4.Lựa chọn sai nhà cung cấp

Việc triển khai CRM của bạn có thể thất bại đơn giản vì bạn chọn sai nhà cung cấp. Nhiều nhà cung cấp chỉ chú tâm vào việc bán được phần mềm và quên đi khâu hỗ trợ khách hàng sử dụng về sau. Nhiều nhà cung cấp thiếu kinh nghiệm làm hệ thống và triển khai phần mềm…. chắc chắn những đơn vị đó sẽ không thể giúp đỡ bạn tốt nhất khi mua phần mềm của họ. Trước khi lựa chọn triển khai hệ thống nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã trao đổi và tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp, nên lựa chọn những đơn vị có bề dày kinh nghiệm về công nghệ.

5.Khó sử dụng với người dùng cuối

Người dùng cuối là ai? Chính là nhân viên trong công ty bạn, là những người trực tiếp sử dụng phần mềm hàng ngày. Nếu phần mềm gây khó chịu và chán nản khi sử dụng thì việc triển khai sớm muộn cũng thất bại.

Người điều hành nhìn vào báo cáo số liệu trên hệ thống thường rất “sung sướng” bởi họ không phải mất nhiều giờ nhập dữ liệu mỗi ngày. Trong khi người nhập liệu lại vô cùng vất vả để thực hiện các thao tác. Đừng để mâu thuẫn xảy ra, đừng để nhân viên sử dụng CRM một cách đối phó. Cách để giảm thiểu chi phí và các rủi ro đó là đưa người dùng cuối vào giai đoạn lập kế hoạch và thử nghiệm dùng người. Một phần mềm CRM phù hợp phải đem tới trải nghiệm tốt cho người dùng cuối và khiến họ hào hứng sử dụng mỗi ngày

Ngoài ra, dữ liệu không đầy đủ, các yếu tố chính trị và văn hóa, thiếu kế hoạch chiến lược, thiếu chuyên môn trong cách tổ chức, yếu kém trong quan hệ với khách hàng, sự khác biệt giữa những người sử dụng trong ngành kinh doanh và CNTT, chu trình tự động hóa không đầy đủ… cũng là những nguyên nhân làm thất bại khi triển khai CRM.

Phần mềm CRM nào tốt?

Phần mềm CRM nào tốt? hoặc Phần mềm CRM nào tốt nhất? Đây là những câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu tìm hiểu về phần mềm CRM đều thắc mắc.

Nhưng khi tìm hiểu tổng quan về các thương hiệu cung cấp dịch vụ phần mềm CRM tại Việt Nam và các thương hiệu nổi tiếng trong thị trường CRM trên thế giới, thì chắc hẳn rằng sẽ không có câu trả lời cho phần mềm CRM nào tốt nhất hay phần mềm CRM này tốt hơn phần mềm CRM khác.

Mỗi một đơn vị cung cấp phần mềm CRM đều có những định hướng và những thế mạnh chuyên biệt để hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.

Những phần mềm CRM chăm sóc khách hàng trong danh sách này được lựa chọn dựa trên các tiêu chí:

  • Tính sáng tạo
  • Khả năng truy cập
  • Giá trị thị trường

TOP 10 phần mềm CRM tốt nhật hiện nay ở Việt Nam

1. CRMVIET

CRMVIET thành lập năm 2010 với khát vọng cung cấp giải pháp CRM cho doanh nghiệp VIỆT và phát triển sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

CRMViet cũng là một trong những phần mềm quản lý khách hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn ở Việt Nam. Khi sử dụng phần mềm CRMViet, người dùng dễ dàng quản lý khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, cập nhật thông tin khách hàng. Do đó, việc quản lý khách hàng của doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ưu điểm của CRMViet là phần mềm tích hợp với nhiều thiết bị hiện đại khác nhau như điện thoại, máy tính, máy tính bảng… Vì thế CRMVIET là một trong TOP Phần mềm CRM tốt nhất hiện nay ở Việt Nam.

Một số chức năng mà phần mềm CRMVIET cung cấp:

  • Quản lý khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Quản lý Marketing – Automation Marketing.
  • Quản lý trên Mobile App.
  • Và một số chức năng khác: Quản lý công việc, hợp đồng…

Gói phần mềm CRMVIET.

  • Standard: 10.500.000VNĐ/5 người dùng.
  • Professional: 14.500.000/ 10 người dùng.
  • Pro Call: 21.500.000/ 15 người dùng.
  • Enterprise: 35.500.000/ 30 người dùng.
  • Và một số dịch vụ kèm thêm khác.

Thông qua SINNOVA CRM, các nhà hoạch định chiến lược dễ dàng lên chiến dịch marketing, quản lý và phân loại loại khách hàng tốt hơn.

Ưu điểm của SINNOVA CRM là tổ chức hệ thống cây thư mục và lưu trữ tài liệu tốt, giúp người dùng dễ dàng phân quyền quản lý khách hàng hơn.

Một số chức năng mà SINNOVA CRM cung cấp.

  • Hỗ trợ marketing.
  • Bán hàng.
  • Dịch vụ khách hàng.
  • Giải pháp Cloud.

Gói phần mềm SINNOVA CRM.

  • Basic: 90.000VNĐ/người/tháng.
  • Standard: 190.000VNĐ/người/tháng.
  • Business: 230.000VNĐ/người/tháng.
  • Enterprise: 270.000VNĐ/người/tháng.

3. Phần mềm genCRM

GenCRM có phiên bản chuẩn phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với quy trình quản lý không quá phức tạp.

Các chức năng trong phần mềm GenCRM này đã được chuẩn hóa nên thời gian triển khai nhanh, chỉ từ 3 đến 5 ngày đã bao gồm cài đặt và hướng dẫn sử dụng.

Ưu điểm của genCRM là lưu trữ dữ liệu khách hàng và đo lường sự hài lòng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing tốt hơn, phân tích thị trường tốt giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.

Một số chức năng mà Gen CRM cung cấp.

  • CRM marketing.
  • CRM chăm sóc khách hàng.
  • CRM cho Education.

Gói phần mềm Gen CRM.

  • G1: 300.000VNĐ/5 người/tháng.
  • G2: 500,000VNĐ/10 người/tháng.
  • G3: 1.000.000VNĐ/30 người/tháng.

4. Online CRM

Online CRM được phát triển hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các phiên bản dành riêng cho từng ngành nghề.

Online CRM tích hợp với Microsoft Word, Excel để xuất báo cáo.

Có khả năng thay đổi theme và các trường dữ liệu phù hợp với nhiều ngành nghề.

Một số chức năng mà Online CRM cung cấp.

  • Dễ dàng thay đổi giao diện phù hợp với người dùng.
  • Thay đổi các trường dữ liệu phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
  • Kết nối và đồng bộ dữ liệu với nhiều chương trình khác (API).
  • Giá rẻ và hỗ trợ phiên bản miễn phí (Bản giới hạn).

Gói phần mềm Online CRM.

  • Starter: 180.000 VNĐ/người/tháng.
  • Professional: 250.000 VNĐ/người/tháng.
  • Enterprise: 420.000 VNĐ/người/tháng.

TOP 10 phần mềm CRM tốt nhật hiện nay trên Thế Giới

1.Phần mềm HubSpot

HubSpot là một công ty có trụ sở tại mỹ, chuyên phát triển và kinh doanh phần mềm phục vụ cho Marketing và bán hàng. HubSpot cũng là tên của phần mềm (All In One Marketing) cung cấp đầy đủ các công cụ mà bạn cần đê thực hiện một chiến dịch HubSpot CRM.

  • HubSpot CRM là mọi thứ bạn cần để sắp xếp, theo dõi và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng của bạn.
  • HubSpot CRM được thiết kế để sẵn sàng loại bỏ công việc thủ công và thực sự giúp đội ngũ bán hàng. HubSpot CRM quản lý tất cả các chi tiết nhỏ – ghi nhật ký email, ghi âm cuộc gọi và quản lý dữ liệu – theo cách rất trực quan, do đó tiết kiệm thời gian bán hàng trong quy trình.
  • HubSpot CRM theo dõi tương tác của khách hàng tự động – cho dù họ đang ở trong một email, trên phương tiện truyền thông xã hội, hoặc trên một cuộc gọi.
  • Đồng bộ hóa với Gmail hoặc Outlook bằng cách sử dụng HubSpot Sales và nắm bắt mọi cuộc gọi, email hoặc cuộc họp khi điều đó xảy ra. Mọi tương tác với khách hàng tiềm năng đều được lưu trữ trong một dòng thời gian gọn gàng, bao gồm các cuộc gọi, email, cuộc họp và ghi chú.
  • Đồng bộ hóa với HubSpot Marketing để biết nội dung khách hàng tiềm năng đã tiêu thụ, sau đó cá nhân hóa phương pháp tiếp cận.
  • Hơn hết, bạn có thể tận hưởng tối đa 1.000.000 địa chỉ liên hệ, người dùng và bộ nhớ mà không có bất kỳ ngày hết hạn nào.

2. Phần mềm Salesforce.

Khi nhắc đến CRM thì không thể không nhắc đến Salesforce, Salesforce đã xây dựng thành công phần mềm CRM trên nền tảng web (CRM Online) và đã từng thống trị và thu hút được rất nhiều doanh nghiệp trong thời gian dài.

Salesforce từng là phần mềm CRM tốt nhất được đánh giá vào những năm 2012 với số danh thu khủng trên thế giới.

Salesforce là phần mềm đứng đầu danh sách về khả năng quản lý thông tin khách hàng dựa trên giao diện được thiết kế chuyên nghiệp và dễ dàng sử dụng. Với Salesforce, bạn sẽ có được công cụ quản lý khách hàng chuyên nghiệp nhưng đổi lại giá cả thì khá đắt đỏ.

Theo Gartner: “Salesforce chiếm khoảng 14% thị phần trong thị trường phần mềm CRM, với doanh số khoảng 2.5 tỉ USD trong năm 2012”.

Một số chức năng mà phần mềm Salesforce cung cấp:

  • Cung cấp giải pháp lưu trữ cơ sở dữ liệu trên hệ thống điện toán đám mây.
  • Tích hợp chức năng quản trị bán hàng, quản lý quy trình marketing hoạt động trên nền tảng online.
  • Các dịch vụ khác: Hoạt động trên nền tảng mobile đa hệ điều hành như: iOS, Androi.

Gói phần mềm Salesforce từ khoảng 5$ đến 300$ mỗi tháng/người sử dụng (Tùy thuộc vào tính năng mà sẽ có gói khác nhau).

3. Phần mềm ZOHO CRM.

Zoho CRM được phát triển bởi Zoho Corp được thành lập vào năm 2005.

  • Zoho cung cấp bản miễn phí cho 3 người dùng trở xuống.
  • Các gói phần mềm mà Zoho CRM cung cấp: Standard – Professional – Enterprise – Ultimate: có giá từ 12$ – 35$ và 100$ cho bản Ultimate.

Tổng quan về Zoho CRM.

Zoho CRM là một phần mềm quản lý thông tin khách hàng có khả năng giải quyết các vấn đề cơ bản khi quản lý và xây dựng các mối quan hệ khách hàng.

Mặc dù các công cụ và thiết kế của ZOHO có nhiều hạn chế hơn Salesforce, các tính năng cơ bản của ZOHO vẫn giúp bạn giải quyết được các vấn đề cần thiết trong quản lý khách hàng.

Ưu điểm của ZOHO CRM là có thể chạy tốt trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành iOS, Android và Blackberry.

Một số chức năng mà Zoho CRM cung cấp:

  • CRM hoạt động trên nền tảng internet (Năm 2006).
  • Tích hợp các trang mạng xã hội phổ biến như: Google Apps, Outlook…
  • Cung cấp cổng API để kết nối và phát triển cùng với các ứng dụng khác.
  • Sử dụng trên nhiều thiết bị như: iOS, Android và Blackberry.

4. Phần mềm CRM Microsoft Dynamics.

Phần mềm CRM Microsoft Dynamics được phát triển bởi Microsoft và nhanh chóng chiếm được vị thế nhất định trong thị trường cung cấp phần mềm CRM trên thế giới.

Ưu điểm lớn nhất của phần mềm Dynamics CRM là nó được tích hợp với các ứng dụng khác của Microsoft như Outlook, Office… Do đó, phần mềm này rất tiện lợi khi sử dụng. Tính đến thời điểm hiện tại, Microsoft đã phát hành ứng dụng Dynamic CRM trên điện thoại di động, có thể chạy trên nền tảng iOS, Android, Windows Phone và máy tính bảng.

Theo Gartner: “CRM Microsoft Dynamics chiếm khoảng 6.3% thị phần trong thị trường phần mềm CRM, với doanh số khoảng 1.1 tỉ USD trong năm 2012”.

Một số chức năng mà CRM Microsoft Dynamics cung cấp.

  • Phát triển cả 2 phiên bản online và offline.
  • Tích hợp tốt với các ứng dụng khác của Microsoft như: Outlook, Office, và các ứng dụng hoạt định nguồn lực như: Dunamics GP.
  • Tương thích trên các thiết bị iOS, Android, Windown Phone và máy tính bảng windows 8.

Gói phần mềm CRM Microsoft Dynamics.

  • Customer Engagement Plan có giá 115$/người/tháng.
  • Unified Operations Plan có giá 190$/người/tháng.
  • Dynamics 365 Plan có giá 210$/người/tháng.
  • Applications and offers có giá giao động từ 40 – 170$/người/tháng.

5. Phần mềm Insightly CRM.

Phần mềm Insightly CRM được thành lập từ năm 2009.

Insightly CRM hướng đến mục tiêu là triển khai hệ thống CRM trên nền tảng web cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khác với những phần mềm CRM khác, phần mềm Insightly dễ dàng thiết lập và điều hướng để có thông tin một cách nhanh chóng. Sự tích hợp chặt chẽ của Insightly với các ứng dụng của Google như Gmail. Google Drive đã giúp phần mềm này có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Hiện tại, Insightly cũng được tích hợp với Evernote, Office 365, Outlook và MailChimp.

Theo Insightly công bố: “có hơn 350.000 người sử dụng Insightly CRM trên toàn thế giới”.

Một số chức năng mà Insightly CRM cung cấp.

  • Tích hợp với các ứng dụng của Google, Gmail, Google Drive và hiện tại Insightly đã tích hợp với Evernote, Office 365, Outlook và MailChimp.
  • Chạy trên các thiết bị iOS và Android.

Gói phần mềm Insightly CRM.

  • Plus: 29$/người/tháng.
  • Professional: 49$/người/tháng.
  • Enterprise: 99$/người/tháng.

6. Phần mềm Sugar CRM.

Phần mềm Sugar CRM được thành lập từ năm 2004.

Sugar CRM là một trong những phần mềm CRM được đánh giá cao nhờ chất lượng ổn định. Sở hữu phần mềm này giúp người quản lý dễ dàng lưu trữ và định dạng nhiều loại thông tin khác nhau trên ứng dụng điện toán đám mây.

Sugar CRM được thiết kế rất thông minh, dễ dàng hoạt động trên cả máy tính lẫn thiết bị di động. Do đó, người quản lý có thể dễ dàng kiểm soát và theo dõi công việc ngay cả khi đi ra ngoài.

Sugar CRM hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức giá rất hợp lý. (giá khoảng 40$ – 150$).

Một số chức năng mà Sugar CRM cung cấp.

  • Sugar CRM xây dựng ứng dụng trên di động hoạt động trên các hệ điều hành iOS, Android, BlackBerry.
  • Tích hợp các ứng dụng như: Email, lịch và các ứng dụng khác như: Outlook, Gmail, Lotus Note, Google Apps.
  • Phát triển phiên bản CRM dành riêng cho từng ngành nghề cụ thể.
  • Phát triển theme và các gói ngôn ngữ mở rộng.

Gói phần mềm Sugar CRM.

  • Sugar Professional: 40$/người/tháng.
  • Sugar Enterprise: 65$/người/tháng.
  • Sugar Ultimate: 150$/người/tháng.

Một ưu điểm của Sugar CRM là chi phí khá rẻ so với các thương hiệu khác trên thị trường nhưng đổi lại là không có quá nhiều tính năng đa dạng.

Kết luận

Đến đây, chắc bạn đã nắm rõ kiến thức tổng quan CRM là gì rồi. Bạn đã hiểu được tại sao phải sử dụng hệ thống CRM, … Và nếu bạn muốn chăm sóc khách hàng tốt nhất cho doanh nghiệp mình, hãy luôn đặt khách hàng làm trọng tâm. Nghiên cứu, quản lý nguồn dữ liệu về khách hàng là giải pháp hàng đầu cho bạn.

Hy vọng rằng bài viết này thực sự hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc chia sẻ, comment bên dưới bài viết này nhé!

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SẢN PHẨM MOMA

Ô tô - Xe Máy

Ô tô - Xe Máy

liên hệ

196 Lượt mua

du lịch

du lịch

liên hệ

166 Lượt mua

Thiết bị máy văn phòng

Thiết bị máy văn phòng

liên hệ

170 Lượt mua

Thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân

liên hệ

188 Lượt mua

Đồ uống - sinh tố - cafe

Đồ uống - sinh tố - cafe

liên hệ

190 Lượt mua

Sữa - bỉm

Sữa - bỉm

liên hệ

170 Lượt mua

camera anninh

camera anninh

liên hệ

161 Lượt mua

Bạn Bè Nói Về tôi

Huy coach - Hệ thống moma giúp khách hàng chuyển đổi số nhanh hơn

Tưởng TV- Mỗi MC cần một website nhân hiệu để marketing cho bản thân minh

Thầy Phạm Thành Long - Hệ thống moma giúp doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp trên internet

NGuyễn Sỹ Nhật - Giám Đốc NTC global

Cộng Đồng Bni - 9000 doanh nhân đã có webstie nhân hiệu miễn phí

Cộng Đồng Doanh Nhân Trẻ Hà Nội - Hanoi Ba

Cộng Đồng Khởi Nghiệp Techfest 247

Phạm Tùng - Coaching đào tạo bni hà nội 06

Tin tức nổi bật

G

GỌI ĐIỆN