0988940068
Tầng 14, Việt Á Tower, số 9 P. Duy Tân, P, Cầu Giấy, Hà Nội

8 quy tắc đặt tên thương hiệu

1. Tên thương hiệu phải đánh vần được.
Nhắm đến phương thức của Marketing truyền miệng, độ lan tỏa cao, dễ lan truyền hơn khi khách hàng có thể đọc và nhớ thương hiệu. Hạn chế các từ V, Y...

Ví dụ: Nếu thương hiệu có tên là EDHP thì người dùng sẽ gặp khó khăn trong quá trình "giới thiệu", "tư vấn" cho một đối tượng khác. Thế thì bạn đã bỏ qua một cơ hội được Marketing miễn phí nhưng hiệu quả cao rồi.
Với kết cấu vần điệu thì Yamaha không chỉ được nhớ đến nhiều hơn mà đôi khi còn được chọn để làm các từ chế giúp đi sâu hơn vào tiềm thức người dùng. Hễ khi nhắc đến các dòng xe thì hẳn Yamaha sẽ được đứng vào top đầu nhỉ?

2. Tên thương hiệu nên ưu tiên có O, A, ưu tiên số 2 là I, E.

Tại sao? Vì nó rất dễ phát âm (các bạn có để ý rằng chúng ta biết cách phát âm các nguyên âm trước phụ âm hay không)
Ví dụ: Honda, Yamaha, Panasonic, Milano, Casio, Coca-Cola, Pepsi, Oracle, Yahoo, Facebook, Toshiba, Nokia, Apple, Posche, Lamboghini, Amazon, Google, Malboro, Kodak, Mc Donald...
Poca, Omachi, Romano, Nova, Nozza, Kangaroo, Litado, Zalo.

3. Chấm (.) Com nên còn nếu có giấc mơ vươn đến thị trường toàn cầu.
Mỗi năm trưởng thành hãy trích 1 khoản lợi nhuận để đầu tư thêm một số tên miền bao vây (và tên miền vệ tinh) để tránh sự trùng lặp, nhái lại đáng tiếc. Với các thương hiệu “dẫn đầu”, đừng tiếc tiền hoặc cho rằng “không liên quan” mà bỏ qua các tên miền bao vây. Dẹp các phiền toái nhỏ nhặt không đáng có bằng cách giải quyết nó rốt ráo từ đầu.

4. Tên thương hiệu nên vô nghĩa hoặc càng không liên quan đến ngành nghề càng tốt. Một lần nữa, đây là câu chuyện tiềm thức.

- Chúng ta mua sách ở sông Amazon. Mua máy tính của công ty hoa quả Apple. Thương mại điện tử thì là Alibaba.
- Google là 1 từ...vô nghĩa.
- Ở Việt Nam thì rao vặt, mua nhà lên Rồng Bay, thời trang thì có Én Bạc...

5. Tên không được mô tả Địa danh:
Không hoặc rất khó mà bảo hộ được.

6. Tên không được mô tả Ngành nghề: Tương tự, không hoặc rất khó mà bảo hộ được.

7. Tên thương hiệu không nên mang ý nghĩa rủi ro, tiếng địa phương lẫn nước ngoài.
Cách đây khoảng gần 10 năm, có hãng hàng không tên Speed Up của nhạc sĩ Hà Dũng, dịch ra tiếng Việt là Tăng tốc, nhưng khi viết không dấu là Tangtoc - Tang tóc.

8. Tên có 2 (hai) âm tiết là tốt nhất.

Sony, Honda, Apple, Samsung, Kinh Đô...
Apple thực sự là 1 cái tên tuyệt vời, khi vừa đánh vần được, vừa có A, E, ".com" vẫn còn, không liên quan đến ngành nghề, lại có 2 âm tiết. Virgin của Sir Richard Branson.
Ví dụ khác: Việt Nam, cố lên! Việt Nam, cố lên!
2,3 Zô! 2,3..Zô!

Nguồn Đại k linh

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khách hàng đã tạo website

Tin tức nổi bật

G

HỖ TRỢ